Bộ nhận diện thương hiệu được nhiều người nhắc đến hiện nay, nhưng thực sự chưa hiểu rõ về vấn đề này. Đây được coi là sự khẳng định về tinh thần, tầm nhìn, giá trị của mỗi công ty và doanh nghiệp với khách hàng. Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Bộ nhận diện thương hiệu là gì qua bài viết sau đây.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu (Corporate Identity Program, CIP) hay bản sắc công ty là thuật ngữ đề cập đến những yếu tố có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu.
Các yếu tố này bao gồm, (nhưng không giới hạn): tên công ty, logo, slogan, tòa nhà, cách trang trí, đồng phục, màu sắc công ty… Trong một số trường hợp, ngoại hình của nhân viên cũng là một trong những thành tố nằm trong bộ nhận diện thương hiệu. Từ đó có thể hiểu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ, biểu tượng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách thống nhất, đồng bộ. Qua đó tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
1. Yếu tố màu sắc, thiết kế logo
Yếu tố màu sắc và thiết kế logo là điều đầu tiên và cơ bản nhất. Nhưng lại khắc sâu ấn tượng với người nhìn. Ví dụ như bạn không nhớ chi tiết của các ngân hàng nhưng vẫn nhớ màu sắc đặc trưng: mà xanh lá của Vietcombank, màu đỏ của Techcombank…
Mỗi một bộ nhận diện thương hiệu cần có sự đặc trưng về màu sắc và đường nét đồ họa. Tất cả cần đồng bộ với nhau, tạo điểm nhấn với người nhìn.
2. Bộ nhận diện thương hiệu online
Thời đại công nghệ như hiện nay không thể thiếu bộ nhận diện thương hiệu online. Các yếu tố giúp nhận diện thương hiệu còn là website, landing page, microsite, Banner Ads… Vì thế, thiết kế làm sao để chuyên nghiệp, đẹp mắt và thể hiện được tính đồng bộ hóa về thương hiệu là vô cùng quan trọng.
3. Thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm
Khi một thương hiệu có thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm độc đảo và chuyên nghiệp thì sẽ khẳng định được sự độc quyền giá trị sản phẩm. Đồng thời đây cũng là cách gây ấn tượng với người tiêu dùng, giúp quá trình tiêu tụ và sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
Mỗi một sông ty khi đưa sản phẩm ra thị trường thì có một nét đặc trưng riêng. Đây vừa là phương diện tránh hàng nhái, hàng giả, cũng là cách mà doanh nghiệp khẳng định bản quyền sản phẩm.
4. Không gian văn phòng
Các công ty doanh nghiệp thường quên đi yếu tố này. Thiết kế không gian thương hiệu liên quan tới thiết kế nội thất. Khi thiết kế nội thất cho văn phòng, người làm thương hiệu phải chú ý đến các hạng mục như backdrop lễ tân, thậm chí những tiểu tiết như hệ thống biển bảng các loại: biển phòng ban, biển chào (biển chính) ngang – dọc, biển chỉ dẫn, biển vẫy… cũng cần có sự đồng bộ để thể hiện cá tính thương hiệu riêng. Từ đó giúp cho khách hàng, đối tác dễ dàng nhận ra đâu là khu vực văn phòng của doanh nghiệp bởi tính nhắc đi nhắc lại về decor không gian, từ đó tô đậm tính nhận diện của thương hiệu.
5. Bộ nhận diện ấn phẩm văn phòng
Các ấn phẩm, vật dụng này sẽ được doanh nghiệp sử dụng để làm việc với đối tác, khách hàng. Vì thế, nó phải in đậm bản sắc, đặc trưng thương hiệu của công ty, doanh nghiệp.
-
Đặt tên thương hiệu.
-
Sáng tạo slogan.
-
Tiêu đề thư.
-
Hóa đơn.
-
Giấy viết thư.
-
Thẻ nhân viên.
-
Đồng phục nhân viên.
-
Phong bì thư.
-
Sổ tay nhân viên.
6. Bộ nhận diện thương hiệu marketing
-
Catalogue là danh sách các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp được thiết kế thành một ấn phẩm sinh động, trực quan, hấp dẫn.
-
Brochure hay ấn phẩm quảng cáo là những thông tin giới thiệu cụ thể về dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh, sự kiện của công ty… mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, đối tác được trình bày dưới dạng một quyển sách mỏng được thiết kế độc đáo, đẹp mắt để thu hút sự chú ý. Thay vì cung cấp nhiều thông tin về doanh nghiệp như profile thì brochure lại hướng đến tập trung thể hiện chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, dự án của doanh nghiệp.
-
Hồ sơ năng lực được giới thiệu tới khách hàng, đối tác nhằm thông tin một cách đầy đủ và chi tiết về tình hình hoạt động, năng lực đáp ứng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Profile được thiết kế nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp cho khách hàng.
-
Tờ rơi và tờ gấp.
-
Website.
-
Video quảng cáo.
-
Mũ, nón, áo thun.
-
Cặp, túi xách, sổ, bút.
-
USB, móc khóa.
-
Dù, ô, áo mưa.
-
Các phương tiện vận chuyển (ôtô, xe buýt).
7. Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
Nếu không gian văn phòng tác động trực tiếp lên khách hàng, đối tác đến làm việc, trao đổi trực tiếp thì đồ họa môi trường có kênh tiếp cận với đa dạng các loại đối tượng, đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với công chúng, từ đó mở rộng nguồn khách hàng.
-
Bảng hiệu (ngang, dọc).
-
Biển chỉ dẫn.
-
Billboard, Pano.
-
Không gian thiết kế nội thất.
Cốt lõi cơ bản nhất của một bộ nhận diện thương hiệu chính là tính đồng bộ và độc nhất.
Giải pháp Marketing Thuê ngoài chuyên nghiệp
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Digital Marketing, Fuji Media đã tư vấn và triển khai giải pháp cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc, chúng tôi tự tin mang tới cho quý khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất. Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
———
CÔNG TY FUJI MEDIA
Địa chỉ: Tầng 8 – Tòa K+ LUXURY, số 3/98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, HN
Hotline: 0914.661.070