Social Media Marketing là một cụm từ khá mới với các bạn kinh doanh trực tuyến nhưng thật ra nếu các bạn làm marketing hay đã biết đến marketing thì nó hoàn toàn không hề mới vì nó cũng là một mảng nhỏ của marketing thay vì tiếp cận khách hàng trên website hoặc thực tế thì chiến lược social media marketing chuyên tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các hệ thống mạng xã hội.
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.
Các kênh Social Media phổ biến hiện nay có thể kể đến như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Pinterest… Theo thống kê gần đây nhất, số thành viên gia nhập mạng xã hội Youtube đã đạt khoảng 500 triệu và số thành viên của Facebook đã lên đến hơn 750 triệu – những con số này cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội đến với người dùng hiện nay, và sự bùng nổ của các kênh xã hội này cũng đã tạo ra thị phần khách hàng tiềm năng, rộng lớn lại “màu mỡ” đa dạng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn khai thác và tiếp cận.
Chính vì những lý do này mà các hoạt động Social Media Marketing ra đời như một giải pháp tối ưu hóa khả năng tương tác và tiếp cận người dùng đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Social Media Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động đa dạng, khác biệt tùy thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà nó tham gia quảng bá.
Các loại hình Social Media Marketing thường gặp
Các hình thức Marketing Online trên mạng xã hội có thể được liệt kê vào các loại như sau:
-
Social News: Được đánh giá dựa trên lượt đọc tin bài, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận, lượt view (ứng dụng trên các social media như Digg, Sphinn, Newsvine…)
-
Social Sharing: Được đánh giá dựa trên lượt xem, lượt CHIA SẺ (Share) và mức độ lan truyền (viral), ứng dụng trên các social media như Flickr, Snapfish, YouTube…
-
Social Networks: Được đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng (Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter)
-
Social Bookmarking: Được đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung (Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo…)
-
Microblogging: Các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được lập nên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin (Ví dụ: Twitter)
-
Comments Blog và Forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Tuy nhiên loại hình social media này ít phổ biến trong thời gian gần đây.
Ứng với mỗi hình thức Social Media Marketing mà chúng ta có cách đo lường khác nhau tùy theo bản chất của từng loại hình. Vì vậy khi lựa chọn hình thức Social Marketing cho các kênh Media của mình, bạn cần cân nhắc kĩ xem hình thức nào sẽ phù hợp và hoạt động tốt nhất khi quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Xây dựng chiến lược Social Media Marketing hiệu quả bằng cách nào?
Một chiến lược Social Media Marketing hiệu quả cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
-
Đặt mục tiêu và KPI cụ thể, rõ ràng: Phần lớn các chiến dịch Marketing truyền thống nói chung và Marketing trên kênh Social Media nói riêng đều cần có các thông số hoặc chỉ tiêu để đo lường hiệu quả. Vậy, để chiến lược Marketing của bạn có thể diễn ra thành công, cần đặt mục tiêu và KPI cụ thể cho từng chiến dịch, giai đoạn.
-
Tập trung vào các vấn đề nhất định: Thay vì đổ tiền vào chiến dịch của mình một cách tràn làn không tính toán, bạn nên tập trung vào những vấn đề cụ thể, những nhóm đối tượng được xác định rõ ràng, hoặc bạn cũng có thể tập trung vào các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm tốt.
-
Đầu tư vào content sáng tạo, thu hút: Content (nội dung) đang chiếm dần ưu thế và trở thành linh hồn chính của rất nhiều chiến dịch Social Media Marketing hiện nay. Bởi người tiêu dùng bây giờ luôn tìm kiếm mọi thứ trên Internet và thứ tiếp xúc với họ trước sản phẩm thực tế chính là các content (dạng chữ, video, hình ảnh…). Việc họ có muốn đến xem trực tiếp sản phẩm hay mua hàng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố này.
-
Xây dựng cộng đồng người tiêu dùng riêng: Rất nhiều fanpage lớn trên Facebook hiện nay sử dụng Nhóm kín như một nơi để tập trung và khai thác các khách hàng tiềm năng của họ. (Trên Google Plus cũng có chức năng tạo nhóm riêng tương tự…). Trong các khái niệm chuyên ngành, đây có thể được xem như là cộng đồng riêng của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Bạn cũng có thể tập trung xây dựng các kênh này để củng cố nguồn sản phẩm cũ, hoặc tiện lợi hơn trong ra mắt sản phẩm mới.
-
Có kế hoạch dài hạn: Một bản kế hoạch / chiến lược Marketing dài hạn và cụ thể, chia theo từng mốc thời gian sẽ giúp cho chiến lược của bạn được theo sát hơn và dễ đạt đến các mục tiêu chung nhất.
Nếu các bạn vẫn còn vướng mắc hoặc chưa hiểu, có thể liên hệ ngay với đội ngũ của MarketSite để được tư vấn và hỗ trợ.