Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chiến dịch truyền thông của các thương hiệu lớn như Coca Cola, Pepsi,… lại thành công? Bí quyết là họ không quảng cáo trực tiếp mà thay vào đó là kể một câu chuyện liên quan thương hiệu. Đó là Storytelling. Vậy Storytelling là gì? Nguyên tắc xây dựng Content Storytelling là gì? Hãy cùng Fuji Media tìm hiểu nhé!
Storytelling là gì?
Storytelling là nghệ thuật kể chuyện bằng từ ngữ, hình ảnh hay video để khơi gợi ở người nghe sự tưởng tượng và đồng cảm về thông điệp mà người kể muốn truyền tải. Đây là phương pháp được rất nhiều Marketer ngày nay sử dụng cho các chiến dịch truyền thông. Chúng nhằm tác động tới cảm xúc của khách hàng mục tiêu, giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất.
>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Thú Vị Giữa Content Branding Và Content Sale
Lợi ích của Storytelling mang lại cho doanh nghiệp
Storytelling là một hình thức hữu hiệu giúp thương hiệu nổi bật trong tâm trí khách hàng. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ đánh đúng tâm lý của khách hàng, khiến họ cảm thấy được cảm thông vì nhận ra hình ảnh của bản thân. Điều này giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn một cách sâu sắc hơn.
Vì vậy, nếu biết cách sử dụng Storytelling một cách độc đáo thì thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Cách viết Content Storytelling thu hút – Storytelling là gì?
Chọn dạng cốt truyện phù hợp
- Cốt truyện Storytelling – từ tồi tệ đến thành công: so sánh trước và sau khi xảy ra một sự việc hoặc một sự thay đổi nào đó dẫn đến một kết quả tích cực.
- Cốt truyện Storytelling – vượt qua quái vật: cốt truyện về sự dũng cảm vượt qua những điều bản thân sợ hãi hoặc ám ảnh trong một khoảng thời gian dài.
- Cốt truyện Storytelling – hành trình của người hùng: kể về hành trình vượt qua quái vật từ lúc bắt đầu, đến lúc gặp khó khăn cho đến khi vượt qua hết tất cả.
- Cốt truyện Storytelling chinh phục: nói về quá trình lập kế hoạch, đặt mục tiêu và nỗ lực thực hiện bằng tất cả cố gắng của nhân vật để đạt được điều mình muốn.
- Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”: tự sự, kể lại kỷ niệm của bản thân hoặc về một trải nghiệm nào đó có ý nghĩa lớn lao
Xác định góc nhìn của bạn
Có hai đối tượng luôn trong một câu chuyện, đó là nhân vật chính và người nghe. Trong Storytelling cũng vậy, bạn cần xác định được hai nhân vật này khi tạo nên câu chuyện ấy.
Nhân vật chính ở đây có thể là thương hiệu, sản phẩm hoặc một khách hàng điển hình. Bạn nên đặt ra các câu hỏi như: Tính cách của nhân vật chính là gì? Tâm lý và hành vi như thế nào?…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đặt mình ở vị trí của người nghe để hiểu được họ.
Tóm lại, bạn phải có góc nhìn của cả hai đối tượng để thể hiện tốt nhất câu chuyện đó.
Phác thảo nên cốt truyện
Để câu chuyện có sự kết nối logic thì bạn cần cách phác thảo cốt truyện. Bạn nên nắm được thông điệp để đảm bảo người xem nhận ra được sau cốt truyện đó.
Khai thác những điều sâu xa
Những câu chuyện chỉ khai thác được bề nổi sẽ không gây ấn tượng mạnh với người xem. Bạn cần tìm hiểu insight của người xem để tìm ra khía cạnh nào có thể đào sâu. Nếu phát hiện được những điều sâu thẳm nhất thì chắc chắn câu chuyện của bạn sẽ thành công.
Dẫn chứng thuyết phục
Câu chuyện của bạn cầm phải có những tình tiết liên quan và có tính thuyết phục cao. Bạn nên tìm hiểu về những điều thực tế đang xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến câu chuyện của bạn để đưa vào.
Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện
“Anh hùng” ở đây đơn giản là một người vượt qua thách thức, hay đơn giản là vượt qua chính bản thân mình. Hoặc là người đem đến niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác.
>> Xem thêm: 7 Công Thức Đặt Tiêu Đề Dành Riêng Cho Dân Content
Kỹ thuật giúp Storytelling thật lôi cuốn – Storytelling là gì?
- Dành thời gian để chuẩn bị. Nghiên cứu thật kỹ các khía cạnh về đặc điểm thương hiệu, tâm lý, suy nghĩ, hành vi của đối tượng mục tiêu. Thông qua đó, bạn sẽ tạo nên một câu chuyện bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
- Có sự đồng nhất và cá nhân hóa cách kể chuyện. Bạn nên kể chuyện theo một phong thái nhất quán, không được mỗi giai đoạn một cách kể khác nhau sẽ khiến người xem cảm thấy rối và khó cảm nhận được toàn bộ ý nghĩa câu chuyện.
- Tận dụng sức mạnh của multimedia. tận dụng đa dạng các kênh online hiện có, đặc biệt là các kênh đối tượng mục tiêu thường truy cập để xuất bản câu chuyện của mình bằng các hình thức khác nhau. Ví dụ như Facebook, Youtube, Tik Tok, Blog,…
- Tăng yếu tố cảm xúc. Bạn cần tạo nên điểm nhấn hay cao trào trong câu chuyện để người theo dõi cảm thán khi xem.
- Tạo ra những rào cản cụ thể. Một câu chuyện êm ả sẽ không có sự hấp dẫn và khiến người xem dễ chán. Bạn nên thêm vào những yếu tố rào cản, khó khăn để tăng sự kịch tính, lôi cuốn.
- Kiểm soát nhịp điệu. Nếu câu chuyện của thương hiệu theo tiết tấu chậm rãi thì người xem thường sẽ mất kiên nhẫn. Nhưng nếu diễn ra quá nhanh thì họ không cảm nhận đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa. Vì vậy bạn nên biết kiểm soát, phân bổ tình tiết sao cho hợp lý.
- Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện. Nên thêm vào hình ảnh, video, graphic minh họa một cách sinh động, thu hút.
Kết luận
Mong rằng sau khi đọc bài viết này bàn sẽ hiểu rõ Storytelling là gì cũng như biết cách ứng dụng nó trong công việc. Hãy chia sẻ bài viết cho nhiều người nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!
CÔNG TY TNHH FUJI CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG – FUJI MEDIA
- Địa chỉ: 64B Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Hotline: 0927.84.82.84
- Fanpage: https://www.facebook.com/Marketing.FujiMedia