Bạn có một thiết kế website lạ mắt. Bạn đã đầu tư rất nhiều tiền vào website. Bạn đã tối ưu hóa trang web của mình để hiển thị trên trang đầu tiên của Google. Bạn đã tạo một không gian trực tuyến để mọi người liên hệ với bạn. Nhưng tại sao website của bạn không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn? Vậy bạn đang làm sai ở đâu?
5 Nguyên nhân website của bạn không mang lại hiệu quả
Thế giới web luôn thay đổi, những gì tốt nhất một hoặc hai năm trước có thể không còn được áp dụng. Ở phía đối diện, có một số thuật toán mới từ Google một vài lần trong năm ảnh hưởng đến xếp hạng trang web của bạn cho các từ khóa , điều này ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập tổng thể của trang web và do đó trang web của bạn không phát huy hiệu quả trong kinh doanh.
1. Website của bạn chưa tối ưu cho Thiết bị di động
Tôi có đọc qua 1 bài viết của Marketing Land, gần 77% những người sử dụng điện thoại di động là người dùng điện thoại thông minh. Rất có thể, bạn là một phần của 77% đó và tôi yêu cầu bạn xem xét bạn sử dụng điện thoại để làm gì. Khi cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh của bạn thì bạn có nghiên cứu hàng hóa hoặc dịch vụ không? Với số lượng người sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống hàng ngày của họ, không có gì lạ tại sao Google phát hành một trong những cập nhật thuật toán quan trọng nhất của họ cho đến nay.
Nói một cách đơn giản, giờ đây Google sẽ bắt đầu xếp hạng các trang web tối ứu với thiết bị di động. Nếu trang web của bạn hơi lỗi thời (giả sử, từ 2 năm trở lên), chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc thực hiện các thay đổi để làm cho trang web của bạn tối ưu khi sử dụng cho thiết bị di động. Theo The Social Media Hat, người tiêu dùng nói rằng họ sẽ không quay lại trang web nếu nó không tối ưu trên thiết bị di động của họ.
“Nếu trang web của bạn chưa tối ưu cho thiết bị di động, thì bạn không chỉ mất thứ hạng các từ khóa. Mà khách truy cập hoặc khách hàng tiềm năng có thể sẽ không quay lại trang web của bạn vì không thấy thoải mái.”
2. Trên website không có lời kêu gọi hành động rõ ràng
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng rất nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua nó, đơn giản chỉ vì “quên”. Nhưng trước tiên, lời kêu gọi hành động (CTA) là gì?
Kêu gọi hành động là những gì bạn muốn yêu cầu khách truy cập thực hiện trên website của mình. Ví như bạn có một website về làm đẹp, lời kêu gọi có thể là:
“Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn!”
“Nếu muốn đẹp hơn, gọi ngay cho chúng tôi!”
Bạn muốn lời kêu gọi hành động của mình đơn giản và được hiển thị rất nổi bật. Bằng cách hiển thị nổi bật, tôi đang đề cập đến vị trí rất có thể trên mỗi trang và trong khu vực mà khách truy cập sẽ nhìn thấy nó (đôi khi, đó là phía trên bên phải). Điều quan trọng nữa là cung cấp hai điều này trong lời kêu gọi hành động:
-
Bạn muốn khách hàng làm đó làm là: gọi điện, liên lạc, nhấp chuột…
-
Tạo một cảm giác cấp bách: ngay bây giờ, ngay hôm nay, click ngay…
Khi bạn đưa ra lời kêu gọi hành động rõ ràng , bạn đang cung cấp cho khách truy cập trang web của bạn các công cụ họ cần để liên hệ với bạn hoặc theo đuổi bạn như một giải pháp cho vấn đề của họ.
3. Website của bạn không được cập nhật hoặc duy trì thường xuyên
Nếu bạn có một chiếc xe, bạn cũng biết được là xe bạn nên thay dầu khi chạy được 3.000 dặm. Bạn biết rằng loại bảo trì này là bắt buộc để làm cho mọi thứ hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn nào được đặt ra như thế cho các website.
Trang web của bạn là một công cụ bán hàng có sẵn cho khách hàng / khách hàng tiềm năng 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Vì vậy, điều quan trọng là trang web của bạn có được cập nhật và duy trì thường xuyên hay không?
Bạn có thể tự hỏi bảo trì trang web có nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản, bảo trì trang web là đánh giá tổng thể và thử nghiệm trang web để đảm bảo nó hoạt động tối ưu cho người dùng & công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh việc Google thường xuyên thay đổi các thuật toán thì nội dung trên website cũng rất quan trọng. Khách hàng thường xuyên truy cập sẽ thấy chán nản khi website của bạn chứa đừng toàn thông tin cũ. Giả sử như chuyên mục Tin tức chẳng hạn.
Hãy dành nguồn lực để cải thiện việc này, nó không chỉ tốt cho việc xếp hạng website trên Google tìm kiếm. Mà còn tốt cho chính người đọc của bạn nữa.
4. Website của bạn yêu cầu quá nhiều thông tin
Khi khách hàng đã sẵn sàng đăng ký một sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng website của bạn lại yêu cầu vô số thông tin. Mà vấn đề ở chỗ, bạn quá máy móc khi yêu cầu những thông tin này. Trong khi dù có trong tay bạn cũng không cần sử dụng đến.
Một ví dụ là bạn yêu cầu khách hàng quan tâm điền hết các thông tin sau cho bạn
-
Tên: ………
-
Địa chỉ: ………
-
Số điện thoại bàn: ………
-
Số điện thoại di động: ………
-
E-mail: ………
-
Facebook: ………
-
Thông điệp: ………
Theo báo cáo của HubSpot, tỷ lệ chuyển đổi cải thiện 50% khi các trường biểu mẫu được giảm từ 4 xuống còn 3 trường. Dành một chút thời gian để suy nghĩ về thông tin bạn thực sự cần và so sánh nó với thông tin bạn thu thập. Nếu bạn có thể thu hẹp các trường mẫu liên hệ của trang web của mình, hãy làm như vậy.
5. Website thiếu các chứng chỉ tin cậy
Chứng chỉ tin cậy là những thứ bạn có thể sử dụng trên website của mình để giúp khách truy cập có thể tin tưởng bạn dựa trên các thông tin mà bạn có. Ví dụ về các biểu tượng tin cậy là:
-
Chứng chỉ bảo mật https
-
Biểu tượng bảo mật, biểu tượng chứng nhận…
-
Logo và lời chứng thực của khách hàng.
-
Logo giải thưởng mà bạn đã giành được.
-
Chứng chỉ thành viên – phòng thương mại, hiệp hội ngành công nghiệp…
Sử dụng biểu tượng niềm tin có thể cho khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng rằng bạn thực sự đáng tin cậy và cung cấp một dịch vụ có giá trị.
Những nội dung trên được chúng tôi tổng hợp và đúc kết lại. Trên thực tế vẫn còn có nhiều yếu tố và chi tiết khác nữa ảnh hưởng đến hoạt động của một website. Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn.