Muốn tăng cường doanh số, hãy tăng cường Chạy quảng cáo.
Đây dường như là câu thần chú được truyền tai nhau một cách chóng mặt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường hiện nay. Tại Việt Nam, có đến 70% người dùng ra quyết định mua hàng trên các thiết bị di động. Sự phát triển của các loại hình quảng cáo và các thiết bị di động đã làm xoay chuyển và đa dạng hóa các kênh Media so với vài năm về trước. Do đó, không khó để hiểu tại sao nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ tập trung nguồn lực để sử dụng kênh Digital Marketing. Tuy nhiên hãy xem Digital Marketing có chỉ là Quảng cáo hay SEO từ khóa?
1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Ưu điểm của Digital Marketing so với marketing truyền thống
-
Digital marketing đang ngày càng cho thấy những ưu điểm vượt trội của mình so với những phương thức marketing truyền thống trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn qua các hình ảnh, logo thương hiệu, hiện diện khắp nơi trên internet.
-
Với digital marketing, các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng tốt hơn từ đó đưa về hiệu quả tốt về mặt doanh thu, và tiết kiệm chi phí.
-
Sự tích hợp về công nghiệp số giúp ta có nhiều lựa chọn hơn để tác động tới khách hàng: email marketing, social media, website…
-
Dễ dàng phân tích và theo dõi: mỗi kênh quảng bá đều có công cụ để đo lường và chẩn đoán. Điều này giúp cho việc đánh giá công việc trở nên thuận lợi hơn.
2. Digital marketing gồm những gì?
Chúng ta thường nhắc đến digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.
Digital marketing gồm 2 kênh chính
-
Digital online marketing: là các hoạt đông gắn liền với internet/ online.
-
Digital offline marketing: là các hoạt động gắn liền với kỹ thuật số như Frame Media, TVC, Truyền hình…
Digital online marketing gồm 7 nội dung
-
Email Marketing: Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thông tin, bán hàng….) cho một nhóm người thông qua email.
-
SEO từ khóa –Search Engine Optimization: Là những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm của các ông cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google.
-
Content Marketing: Là hình thức marketing dựa vào việc tiếp thị nội dung nhằm tạo và quảng bá nội dung với mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.
-
SEM (Search Engine Marketing): Đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa. SEM bao gồm cả Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads . Nói cách khác SEM là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp website hoặc nội dung của bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.
-
SMM – Social Media Marketing: là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social). Bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn – từ Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn – tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.
-
PPC – Pay-per-click advertising: Là hình thức xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí. Chi phí cho mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.
-
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): Là hình quảng bá sản phẩm dịch vụ. Trong đó nhà phân phối được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Với mỗi đơn hàng thành công publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Digital Offline Marketing
Còn về Digital Offline Marketing: là các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, bảng quảng cáo điện tử (LED), SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời)
Với rất nhiều hình thức như vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ chứ không nên chỉ “nghe nói” hay “thấy đối thủ làm có hiệu quả, thì mình cũng làm”…
> Đăng kí nhận tư vấn miễn phí về hoạt động Marketing cho doanh nghiệp
Trên thực tế cho thấy, mỗi một kênh truyền thông lại có một mức chi phí nhất định khác nhau, và mang lại một góc nhìn khác nhau của sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Lợi ích của việc truyền thông đa kênh đó là bạn có thể tiếp cận khách hàng từ nhiều mặt, tại nhiều nơi họ lui tới, và từ đó có thể tối đa hóa hiệu quả Marketing.
Chẳng hạn, giả sử bạn làm Marketing cho một quán cafe, Facebook hay Instagram thường là phương tiện để chủ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh hay bạn có thể tác động thêm tới khách hàng tiềm năng bằng một bài quảng cáo PR trên Foody. Là một Marketer chính hiệu, bạn không chỉ muốn khách hàng biết và quan tâm đến quán cafe mà còn phải nghĩ cách tác động thêm để khách hàng quay trở lại. Một khách hàng quen trung bình có thể mang lại lợi nhuận gấp 10 lần so với khách hàng chỉ đến 1 lần, với chi phí quảng cáo gần như bằng 0. Thế nên, hãy mang đến các trải nghiệm tuyệt vời trong cửa hàng của bạn khi đầu tư thêm vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nghiên cứu các xu hướng thị trường để trang trí quán cafe thật thu hút hay đơn giản là sự thân thiện và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.
Thay vì việc gộp chung một thông điệp hay một mức chi phí cho tất cả các kênh, hãy lên chiến dịch cho từng kênh cụ thể, thậm chí nhắm quảng cáo đến từng thiết bị cụ thể để giảm thiểu chi phí không cần thiết, tăng hiệu quả chiến dịch, và quan trọng hơn là, gia tăng cơ hội bán hàng một cách rõ rệt hơn.
Để lên được chiến dịch cho từng kênh mà vẫn đảm bảo sự đồng nhất về mặt thông điệp, điều quan trọng nhất là phải nắm thật rõ về thương hiệu của mình. Việc đảm bảo truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả trên các kênh là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.